Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Phải chăng tâm lý nô lệ đang thắng thế ?

Posted by adminbasam on 02/01/2016
Nguyễn Đình Cống - Ba sam , 2/1/1916
Bình luận ngắn của Bách Biệt: Hay quan khong khi chuẩn bị phòng phủ HN mấy mấy qua ...
I- SỰ KIỆN
Đại hội ĐCSVN 12 sắp họp mà BCH TƯ khóa 11 chưa thông qua được danh sách 4 vị chủ chốt sắp tới của Đảng và Nhà nước. Trước việc đó dư luận xã hội có những nhận định khác nhau, tạm ghép vào trong 4 nhóm sau:
Nhóm A-Trách móc. Đây là tâm trạng của số đông. Khi gặp nhau họ hỏi “Đã biết ai vào tứ trụ chưa”. Một số bài báo tỏ ra băn khoăn với các câu đại khái như: “Dư luận sốt ruột, không biết các vị ở bên trên làm gì mà tại hội nghị trung ương 13 vẫn chưa chọn ra được phương án nhân sự chủ chốt của Đảng và Nhà nước”.
Nhóm B-Chờ đợi. Đó là quan điểm của những người đã thấy được sự mâu thuẩn gay gắt, sự tranh giành quyền lực đến hồi quyết liệt giữa các phe phái trong chóp bu của Đảng. Sự tranh giành này sẽ dẫn đến đấu đá còn mất hoặc sự thỏa hiệp (như đã từng xẩy ra thỏa hiệp ở ĐH IX để Nông Đức Mạnh lên ngôi). Họ quan sát và đợi chờ để rồi hy vọng hay thất vọng.
Nhóm C-Mặc kệ. Thái độ này là của số đông người chỉ lo làm ăn mà ít hoặc không quan tâm đến chính trị vì có quan tâm thì cũng chẳng làm được gì. Ai lên rồi cũng thế thôi.
Nhóm D-Phê phán. Ý kiến này là của những người có ý thức và hoạt động vì dân chủ. Họ cho rằng cách làm của trung ương cũ là tiếm quyền của ĐH đảng và Quốc hội, là phản dân chủ. Bầu Tổng bí thư đảng là việc của đại hội, ít nhất cũng là việc của BCH TƯ khóa mới chứ không phải do BCH cũ chọn lựa sẵn rồi đưa ra bầu ở ĐH cho có hình thức. Bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng là việc của Quốc hội khóa mới chứ không phải của TƯ đảng khóa cũ.
II-BÌNH LUẬN
Phần đông người ở nhóm A,B,C đều cho việc Trung ương khóa 11 lựa chọn Tứ trụ của đất nước sắp tới là việc làm cần thiết, phù hợp với truyền thống. Họ phần nào tin vào lời tuyên truyền về trách nhiệm cao của TƯ 11 lo lắng cho nhân sự tương lai. Tôi suy nghĩ về điều tưởng như là tốt đẹp đó, bỗng nhận ra sự dối trá được ẩn dấu và nhất trí với ý kiến phê phán, cho rằng TƯ 11 đã tiếm quyền một cách trắng trợn, ngoài ra còn nhận thấy số đông những người trong các nhóm A,B,C là có tâm lý nô lệ.
Dân tộc Việt Nam nhiều năm bị thống trị bởi phong kiến, thực dân. Sau khi làm cách mạng vô sản, tưởng là được hưởng nền tự do dân chủ nhưng thực ra chỉ là thay sự thống trị này bằng sự thống trị khác. Trong tình hình đó một số không ít người đã quen với tâm lý nô lệ. Đó là việc phó mặc cuộc đời của mình lệ thuộc vào người khác, có việc gì thì không muốn, không thể, không dám suy nghĩ để nêu ra ý kiến của mình mà chỉ dựa dẫm vào ý của người có chức quyền. Trong quá trình cầm quyền ĐCSVN đã kịp huấn luyện, áp đặt cho số đông nhân dân nhận thức và tình cảm sau : “ Mọi thứ có được bây giờ đều là nhờ công ơn Đảng, mọi việc của đất nước, của nhân dân đã có Đảng lo. Đảng lãnh đạo toàn diện do đó mọi việc Đảng quyết định hết thảy, dân chỉ biết phục tùng”. Như vậy thì đúng là Đảng biến dân và đảng viên thành nô lệ về tinh thần, về tư tưởng, về tâm lý.
Một số người trong nhóm Trách móc có thể hỏi : “Chúng tôi sốt ruột, lo lắng đến lãnh đạo của đất nước , sao lại bảo là có tâm lý nô lệ”. Xin thưa, tâm lý nô lệ ở chỗ chờ đợi sự lựa chọn và áp đặt của người khác mà mình không có chính kiến. Sẽ là không nô lệ khi có suy nghĩ và có chính kiến của mình. Một số trong nhóm Chờ đợi sẽ hỏi “ Chúng tôi biết và vạch trần sự đấu đá của chúng nó, có theo chúng nó đâu mà bảo là nô lệ”. Xin thưa, không dám bảo các bạn là nô lệ của ai cả, mà chỉ là có tâm lý nô lệ, đó là việc các bạn chấp nhận họ có quyền làm việc đó dù có hay không xẩy ra đấu đá, tranh giành. Những người nhóm D không chấp nhận việc làm của họ, đó là sự tiếm quyền ngay cả khi họ thống nhất, không có mâu thuẩn phe phái.
Phải phân biệt thật rõ giữa gợi ý, giới thiệu và áp đặt. Trong việc bầu cử ở đại hội, nấp dưới danh nghĩa giới thiệu mà thực chất là áp đặt. Trong ĐCSVN cũng như trong phần lớn nhân dân VN tồn tại một khẳng định rằng Tứ trụ là do Trung ương cũ bầu chọn, việc đưa ra ĐH Đảng hoặc Quốc hội chỉ là hình thức. Mà nguy hiểm thay, sự bầu chọn của TƯ 11 không phải nhằm tìm ra người thật sự xứng đáng để lãnh đạo đất nước mà chủ yếu là sự đấu tranh hoặc nhượng bộ nhau để chia ghế giữa các phe nhóm. Càng nguy hiểm hơn khi tâm lý nô lệ không phải chỉ ở trong các đảng viên thường mà còn ngự trị trong một số đại biểu dự đại hội 12, họ đến ĐH với đầu óc trống rỗng, sẵn sàng bỏ phiếu theo sự hướng dẫn, điều vô cùng quan trọng đối với họ là niềm tự hào được ghi vào lý lịch là đại biểu ĐH Đảng. Có ý kiến cho rằng việc quan trọng nhất của một ĐH là nhân sự, thế mà việc đó đã được hội nghị của BCH cũ giải quyết xong, thế thì tổ chức ĐH làm gì cho tốn kém. Việc BCH TƯ đảng khóa cũ quyết định các danh vị chủ chốt của nhà nước sắp tới không những là tiếm quyền mà còn là một sự sỉ nhục đối với Quốc hội, biến một số đại biểu Quốc hội thành người chỉ biết ngoan ngoãn bấm nút bỏ phiếu.
III-ĐỀ NGHỊ
Để rủ bỏ tâm lý nô lệ đã có một số người ưu tú đi tiên phong trong việc khai dân rí, chấn dân khí. Các đại biểu dự ĐH Đảng, các đại biểu Quộc hội cũng thuộc thành phần ưu tú của dân tộc. Nhân dân trông chở các vị phát huy trí tuệ và lòng dũng cảm để tự mình loại bỏ tâm lý nô lệ và giúp nhân dân vươn lên làm chủ vận mệnh. Cụ thể là tại ĐH 12 các đại biểu nên đấu tranh đòi quyền được bầu trực tiếp Tổng bí thư với điều kiện có ít nhất 2 ứng viên, các ứng viên phải trình bày, đối thoại , tranh luận công khai về chương trình công tác. Các vị cũng nên bác bỏ danh sách để bầu BCH TƯ và Bộ chính trị do TƯ 11 lựa chọn vả áp đặt. Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội ( sẽ bầu vào tháng 5/2016), các đại biểu QH cũng đấu tranh để bầu Chủ tịch nước và Chủ tich Quốc hội với nội dung tương tự, không chịu mang tiếng có tâm lý nô lệ, để cho Trung ương Đảng khóa 11 áp đặt một ứng viên duy nhất.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Kỳ tích diệt sâu

Cột và Kèo vốn là bạn chí cốt. Chúng thường buôn dưa lê về đủ thứ chuyện. Nhân một ngày cuối năm, sau khi đã "zô, zô!" vài phát và men đă bốc, Cột đố Kèo nêu được sự kiện nổi bật nhất của 2015. Kèo láu táu, đó là Đại hội Hội Nhà văn toàn quốc. Cóc phải. Là Đại hội toàn quốc Hội nhạc sĩ. Cóc phải. Là Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc. Cũng cóc phải nốt. Đó chỉ là những hoạt động theo thông lệ, kiểu "đến hẹn lại lên", nặng về hình thức và trình diễn mà thôi. Chú mày biết khônng, dân gian truyền nhau mấy câu vui phết: "Ghét nhau chung chiếu không ngồi/Chung chăn không đắp, chung nồi không ăn/Chỉ trừ cái Hội nhà văn/Ghét nhau như chó vẫn lăn xả vào." Còn về chuyện "thi đua" thì người dân xì xầm : Quái lạ, người người thi đua, ngành ngành thi đua, các đơn vị, cá nhân báo cáo thành tích nghe choang choang, hoành tráng lắm mà sao càng thi đua đất nước càng tụt hậu, lẽo đẽo theo sau các nước trong khu vực, từ nước đang phát triển thành nước "không chịu phát triển".
Thế theo bác đó là sự kiện gì nào, Kèo vặn. Cột vênh mặt phán, nghe đây! Đó là việc Hà Nội và TP HCM tuyên bố không có tham nhũng. Sững sờ tí chút rồi Kèo cãi, vô lí, ông Tổng khẳng định công cuộc chống tham nhũng "phức tạp và quá khó" rồi nhắc nhở "đánh chuột nhưng không làm vỡ bình", ông Chủ tịch thì bảo có "cả một bầy sâu", bà Phó Chủ tịch than vãn: "Người ta ăn của dân không từ cái gì"... Cột bảo thế nên mới có hai khả năng. Thứ nhất, các quân sư quạt mo của ông Tổng, ông Chủ tịch và bà Phó cung cấp thông tin rởm! Thứ hai, thông tin của các quân sư là chính xác, dưng mà thủ đô Hà Nội và TP HCM đã triệt để quán triệt tinh thần: chống tham nhũng hay là chết, nên đã chỉ đạo cực kì rốt ráo, quyết liệt, quyết liệt và quyết liệt cái mặt trận cam go và nóng bỏng này, lấy thành tích dâng lên Đại hội XII nên đã lập nên kỳ tích rực rỡ: ĐẨY LÙI QUỐC NẠN THAM NHŨNG, TIÊU DIỆT HẾT BẦY SÂU!
Nghiêng nghiêng cái đầu gật gù, Kèo reo lên em biết rồi khả năng thứ hai là trúng phóc vì cho đến nay không thấy ba vị trên đưa ra một lời cải chính nào cả (chứ chả phải như ông nghị DTQ bảo "tham nhũng nằm ở nhà quê" đâu). Chú mày thông minh đột xuất đấy. Khi mà Hà Nội và TP HCM, hai thành phố lớn và quan trọng bậc nhất, nơi tập trung phần lớn quan chức cỡ bự và có môi trường màu mỡ như thế mà không có sâu thì các tỉnh thành khác bói cũng chả ra con sâu nào dù bé tí tẹo. Suy ra, cả nước đã sạch sâu! Cho nên tớ hoan hỉ, lạc quan lắm. Sự kiện này quá xứng đáng là nổi bật nhất 2015 chứ gì nữa. Bác chỉ được cái nói đúng thôi! nhiệt liệt hoan hô Hà Nội và TP HCM! Ta cùng nâng li ăn mừng nào! Cột và Kèo "zô" một phát! Rồi "zô" phát nữa! Phát nữa! Rồi Cột cao hứng khua tay bảo sắp sang năm mới rồi, thể nào trong đít cua chúc mừng của các vị cũng có câu: "Xin vui mừng thông báo với đồng bào và chiến sĩ cả nước, năm qua chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang, từ nay đất nước sạch bóng bầy sâu." Ôi, "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay, non nước mây trời lòng ta mê say!" Cột ôm Kèo hát ông ổng. Thế là từ năm 2016 đất nước ta sẽ cất cánh bay vun vút, rồi sẽ thành rồng thành phượng, ngang ngửa sánh vai với các cường quốc năm châu! Trong tâm trí Cột bỗng âm vang câu hát véo von thuở nào: "Đất nước mình rồi sẽ thắm tươi, trong tương lai XHCN...". Cột vỗ đùi đánh đét: Cái ông nhạc sĩ tiên đoán thánh thật. Tài, tài thật, tiên s... !
Kèo phục Cột sát đất. Thảo nào các cụ dạy: "Không biết thì dựa Cột mà nghe!".
25/12/15
:Chi chú: Đăng lại bài của ông ban VĐT

Bài ngẫu nhiên

Từ khóa liên quan

Tìm blog này